Cùng datviet24h.com.vn tìm hiểu về loại virus đang thống trị thế giới này cùng với các con đường lây nhiễm và đặc biệt là tìm hiểu lý do vì sao chúng lại có khả năng gây tử vong cao ở người già.
Covid-19 hay virus SARS-CoV-2 đều là những thuật ngữ dùng để chỉ loại virus đã và đang là bùng phát đại dịch trên toàn cầu hiện nay gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp. Đại dịch do chủng virus này gây ra cũng tương tự như đại dịch SARS hay Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2012.
Virus SARS-CoV-2 là tác nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính ở người, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người và bùng phát thành dịch nhanh chóng.
Ca nhiễm bệnh đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Sau đó, dịch bệnh bùng phát và lan rộng tới hơn 200 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, thế giới đã ghi nhận hơn 18 triệu ca nhiễm, trong đó có gần 700 nghìn ca tử vong do Covid-19. Với tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, chiều ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố Covid-19 là đại dịch truyền nhiễm toàn cầu.
Người nhiễm Covid-19 có thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 - 14 ngày, không ít trường hợp ghi nhận tới hơn 20 ngày, với các triệu chứng như ho kéo dài, sốt cao, khó thở, tức ngực, mệt mỏi, đau cơ, tiêu chảy,… Khi bệnh tiến triển nặng, có thể dẫn đến suy hô hấp cấp, nhiễm trùng huyết, viêm phổi,… nguy hiểm nhất là gây tử vong. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với những người có tiền sử bệnh nền hô hấp.
Hiện nay, chưa có vắc xin hay thuốc đặc trị Covid-19. Do đó, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 là giải pháp quan trọng giúp đẩy lùi dịch bệnh.
Bạn nên thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất là 60% cồn) tối thiểu 30 giây sau khi hắt hơi, ho, tháo khẩu trang,… đặc biệt là sau khi tiết xúc với dịch họng, mũi, hắt hơi của người bệnh hoặc người nghi ngờ nhiễm bệnh.
Virus SARS-CoV-2 có khả năng tồn tại trên bề mặt vật dụng trong vài tiếng đồng hồ, cho đến vài ngày nhưng có khả năng bị tiêu diệt bởi các chất khử trùng đơn giản. Do đó, bạn nên tiến hành khử khuẩn các bề mặt vận dụng như bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,… đặc biệt là đối với những nơi gần ổ dịch hoặc đã có người nhiễm bệnh trước đó.
Covid-19 có thể dễ dàng lây từ người qua người thông qua các tiếp xúc gần. Chính vì vậy, cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Khi phải tiếp xúc với các trường hợp nói trên, cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách tối thiểu là 2 mét hoặc thực hiện cách ly y tế (nếu cần thiết).
Không nên di chuyển và hay du lịch tới vùng dịch. Hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung đông người. Điều này làm tăng nguy cơ phơi nhiễm, lây nhiễm chéo dịch bệnh trong cộng đồng. Trong trường hợp phải tới những nơi đông người, cần chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay,…
Mỗi người cần chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân như:
Với người có các triệu chứng bệnh lý như ho, sốt cao, khó thở,… hay người đã từng tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, người di chuyển từ các vùng dịch cân nhanh chóng khai báo y tế với các cơ quan y tế để được tiến hành kiểm tra sức khỏe và cách ly y tế nếu cần thiết.
Bên cạnh những hành động thực tế, mỗi người dân nên tự trang bị cho mình những thông tin, kiến thức chính xác nhất về Covid-19 để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và thực hiện phòng chống một cách hiệu quả nhất. Chỉ nên tìm hiểu thông tin tại các nguồn tin chính thống như:
Đồng thời, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, mỗi người dân cần là một chiến sĩ thực nâng cao tinh thần tự giác và kiên trì thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 để đẩy lùi dịch bệnh. Đặc biệt, ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh lý cần chủ động khai báo để được hướng dẫn.
Phạm Yến